nametop
ĐC: Số 10 Đường Số 11, Kp 6, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline: 093 801 1235
  • Mạng xã hội:
  • icontw.png
  • iconfb.png
  • icongg.png
  • iconYou.png
DANH MỤC SẢN PHẨM
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Mr.Luyến
Hotline: 093 801 1235
Phone: 0938.011.235
Email: info@btccorp.vn
VIDEO CLIP
FANPAGE FACEBOOK
Tin Tức & Sự Kiện

Giống "nhãn tím" độc lạ - Nhãn hiếm và duy nhất trên thế giới

 Giống "nhãn tím" độc lạ - Nhãn hiếm và duy nhất trên thế giới

         Ngồi phà qua cồn Phong Nẫm (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) hỏi thăm, tìm kiếm cả buổi tôi cũng tới được nhà ông Trần Văn Huy (còn gọi là Bảy Huy). Đối diện ông rồi tôi mới biết, thì ra cái người giới thiệu nhãn tím tại “Ngày hội sông nước miệt vườn” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng (tổ chức ngày 23-6) mà tôi đã gặp trước đó chỉ là cháu của ông. Anh đã cố ý làm “nhiễu” thông tin, không muốn người khác biết nơi xuất hiện cây quý. ông Huy cho hay, vì nể chính quyền địa phương nên mới cho mang trái đi dự hội thi.

        Nói về nguồn gốc nhãn tím, ông Huy kể: “Cách đây chừng 10 năm, cây nhãn cổ thụ bên hè nhà tui bỗng dưng đâm ra một nhánh lạ, trái có màu tím mà lá cũng lốm đốm tím. Tui âm thầm theo dõi, chiết cành trồng thử. Không ngờ cây phát triển bình thường, trổ hoa, đậu trái đều đặn”.

Cây nhãn tím độc lạ cho lứa trái đầu


         Biết mình bỗng dưng được giống nhãn hiếm, ông Huy “bảo mật” thông tin rất kỹ. Đến nay, ông chỉ cho gây giống trồng khoảng chục gốc quanh nhà. Cây lớn nhất được 10 năm tuổi, cây nhỏ thì gần 2 năm. Sợ kẻ xấu trộm cây, ông Huy nuôi cả một đàn chó tinh khôn, ngày đêm hỗ trợ con cháu trong gia đình trông giữ.

Bỏ phí cơ hội làm giàu

        Theo ông Huy, giống nhãn tím có đặc tính y chang như những giống nhãn được trồng tại xứ này hơn 50 năm nay. Cây tuy chậm lớn nhưng chắc khỏe, ít sâu bệnh, hoàn toàn miễn dịch trước dịch bệnh “chổi rồng” đang tràn lan trên các loại nhãn khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. So với nhãn long, nhãn da bò, nhãn xuồng cơm vàng... trái nhãn tím có phần to hơn, cơm dày, hương vị thơm ngon. Cây mỗi năm trổ hoa 2 mùa, trái chín vào dịp Tết và giữa năm. “Tôi có thể khiến cây ra hoa mùa nào cũng được, chỉ ngại thời tiết không thuận lợi cây sẽ đậu trái không nhiều”, ông Huy nói.

Túi bao nhãn giúp quả đẹp sáng không bị rầy rệp tấn công 

       Do màu sắc đặc biệt nên nhãn tím đã trở nên loại trái hiếm, càng hiếm hơn khi cả vùng Tây Nam Bộ chỉ có vài cây cho trái. ông Huy cho biết, từ ngày thương lái nghe tin đồn tìm mua đến giờ, gia đình ông bán được khoảng 500kg trái, còn lại phần lớn mang đi biếu bà con. “Cân tại vườn 50.000 đồng /kg trở lên, có bao nhiêu thương lái cũng mua. Tui chỉ cần nhấc điện thoại a lô là họ tới, từ Cà Mau, Cần Thơ và xa hơn”, ông Huy bảo.

        Giá nhãn tím cao hơn 5 lần so với nhãn thường, lại giữ thế... độc quyền, vậy mà gia đình ông Huy chỉ tạm đủ sống, chưa giàu có gì. Qua trò chuyện với ông, chúng tôi mới biết lý do thật đơn giản: ông có 4 công đất vườn (4000m2 ), cách chỗ ở không xa nhưng ông không muốn trồng nhãn tím, vì sợ bị đánh cắp giống cây. Đất quanh nhà lại hẹp, thà trồng ít cây nhưng giữ được nhãn quý.

       Lý lẽ của ông Huy là vậy, nhưng nghe qua ai cũng cảm thấy tiếc. Nếu 4 công đất vườn độc canh nhãn tím, theo tính toán của nhà nông, mỗi năm ông Huy có thể thu hoạch khoảng 8 tấn trái, lên tỉ phú mấy hồi!

Triển vọng mới cho nghành nông nghiệp?

         Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những tháng giữa năm là mùa cây trái chín rộ. Điệp khúc được mùa mất giá thường lặp đi lặp lại do nguyên nhân chính vì sản phẩm thiếu sự độc đáo so với trái cây của các nước trong khu vực. Nông dân Trần Văn Huy “bỗng dưng” phát hiện ra giống nhãn hiếm mà không phải mất nhiều công sức nghiên cứu, lai tạo thì có thể đây là cơ hội tốt để “bốn nhà” sớm vào cuộc nghiên cứu, xây dựng thương hiệu trái cây mới có sức hấp dẫn hơn.

       ông Phạm Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Phong Nẫm cho biết: “Địa phương đã có kế hoạch thống nhất với ngành nông nghiệp huyện làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với giống nhãn độc đáo này”. Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Trưởng bộ môn Khoa học cây trồng -Đại học Cần Thơ -nhận định: “Trước mắt, có thể nói đây là hiện tượng đột biến hy hữu trên cây nhãn. Trong thiên nhiên, nhiều giống cây cũng có hiện tượng này song với nhãn tím, để có kết luận khoa học cần phải tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn”.

Theo Hồng Bỉnh Hiếu/qdnd.vn

Bài viết khác
Chat với chúng tôi